Giải mã loài muỗi 'vua' đang gây nên 'cơn ác mộng' dịch sốt xuất huyết, khiến 30 người tử vong: Siêu đẻ, ưa sạch và thời gian đi 'săn mồi' khó ai ngờ tới
Nếu bạn nghĩ rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue chỉ sinh sản và gây bệnh ở môi trường ao tù, nước đọng thì quả thực là sai lầm.
01/07/2022 11:21
Tính đến hết ngày 24/6, cả nước ghi nhận khoảng 77.000 ca sốt xuất huyết, trong đó đã có 30 trường hợp tử vong. Như vậy, số trường hợp mắc sốt xuất huyết tăng khoảng hơn 10.000 ca so với tuần trước đó.
Bộ Y tế dự báo số mắc sốt xuất huyết thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Theo tài liệu cập nhật mới nhất bản tháng 6/2022 của Tổ chức Y tế Thế giới, sốt xuất huyết do virus dengue gây ra, chúng không thể tự lây truyền trực tiếp sang người mà cần vật chủ trung gian, đó chính là muỗi cái Aedes Aegypti (muỗi vằn). Ngược lại, bản thân muỗi Aedes aegypti cũng không mang virus dengue một cách tự nhiên mà chúng chỉ nhiễm khi đốt người bị bệnh sốt xuất huyết.
Vậy loài muỗi này có tập tính ra sao và thời gian hoạt động như thế nào mà gây ra ''cơn ác mộng'' cho hàng chục nghìn người tại nước ta mỗi năm?
Đặc điểm của muỗi vằn
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết hay còn gọi là muỗi vằn hoặc muỗi “nhà vua” bởi khả năng sinh sản cao, số lượng đông, ưa sạch sẽ và khá kén nơi đẻ trứng.
Muỗi Aedes aegypti là vật chủ trung gian gây nên bệnh sốt xuất huyết
Cụ thể, đặc điểm của loài muỗi Aedes aegypti là có vằn trắng trên cơ thể. Khác với một số loài muỗi khác, muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, ví dụ như ở gần tủ quần áo, chăn màn, phòng tắm, bếp,...Do những nơi này giúp chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài ăn thịt khác. Từ đó, khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virus từ một người bệnh nào đó và ủ bệnh, truyền bệnh cho người khác cũng tăng lên.
Muỗi vằn có khả năng sinh sản cao
Muỗi vằn có khả năng siêu đẻ. Trung bình một vòng đời chúng sống được 1-2 tháng, nếu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì tuổi thọ muỗi cái có thể kéo dài 3 tháng. Cứ sau mỗi lần hút máu no khoảng 3 ngày, chúng lại đẻ trứng một lần. Như vậy, trung bình một muỗi cái có thể đẻ trứng khoảng 8-10 lần trong vòng đời của chúng.
Khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, chúng hoàn toàn không đẻ nơi ao tù, nước thải cống hôi thối như nhiều người dân thường nghĩ. Muỗi vằn có thể đẻ rất nhiều nơi nếu như có nước sạch, các dụng cụ chứa nước ưa thích của chúng phải kể đến như lọ hoa để trên ban thờ, các dụng cụ kê chân chạn cho khỏi kiến (nếu không cho muối vào), chậu hoa cây cảnh chứa nước, bể chứa nước mưa (nếu không thả cá để ăn bọ gậy) và đặc biệt các dụng cụ phế thải xung quanh nhà có khả năng chứa nước mưa ( vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ, mảnh gáo dừa, lốp xe, chum vại…).
Muỗi vằn có khả năng siêu đẻ
Trứng muỗi còn có đặc điểm bám vào thành chum vại và có thể tồn tại đến 6 tháng để khô, chỉ cần khi có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành bọ gậy (loăng quăng) rồi hình thành muỗi. Vì thế, muỗi thường sống trong nhà và xung quanh hộ gia đình. Ngoài ra, muỗi vằn hoàn toàn có thể xuất hiện ở trên các nhà cao tầng trong thành phố, nơi mà có các dụng cụ chứa nước mà muỗi có khả năng sinh sản và phát triển.
Chính vì tập tính đẻ trứng như vậy nên muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có khả năng sinh sản mạnh và phát triển vào mùa mưa và hàng năm cứ mùa mưa đến thì dịch bệnh lại có chiều hướng gia tăng, dịch thường phát triển mạnh từ tháng 4 đến 10 và đỉnh dịch từ tháng 8 - 10. Đây là thời điểm lý tưởng cho muỗi truyền sốt xuất huyết sinh sôi, gây bệnh.
Muỗi vằn đi ''săn mồi'' vào lúc nào?
Muỗi vằn Aedes aegypti được gọi là “kẻ ăn ngày” bởi thời gian muỗi đi ăn (đốt) sôi động nhất là sáng sớm và buổi chiều tà trước hoàng hôn, đặc biệt là vào khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn. Song, chúng vẫn hoạt động hút máu suốt cả ngày, thậm chí vào ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp).
Chính vì vậy, để phòng tránh bị muỗi cắn, mọi người không nên ở những nơi tối, cây cối rậm rạp trong khoảng thời gian này, cũng như không nên để trẻ chơi đùa ở đây. Trong một số trường hợp bắt buộc, ví dụ như do công việc, người ở những nơi ẩm thấp, ánh sáng kém trong khoảng thời gian này cần mặc áo dài tay, sử dụng kem thoa,... để hạn chế nguy cơ bị muỗi cắn.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Nhằm phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue hiệu quả, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện một số quy định sau:
- Loại bỏ hoàn toàn các dụng cụ chứa nước, môi trường thuận lợi để cho muỗi đẻ trứng. Hãy đổ nước bình hoa, úp chum lọ không dùng đến, dọn sạch sẽ các dụng cụ có nguy cơ đọng nước ở vườn tược, thả cá vào bình chứa nước, bể cảnh, vệ sinh thường xuyên hoặc đậy kín khay nước thải điều hòa, tủ lạnh, bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, xô, chậu, máng gia súc/gia cầm, bát kê chạn, hốc cây, lon, hũ, chai, lọ phế thải, mảnh vỡ chum, vại, lốp xe, vỏ dừa,...dọn sạch trên tất cả các tầng, sân thượng, lan can... và xung quanh nhà..
Muỗi vằn chỉ ưa những nơi sạch sẽ
- Mỗi tuần các gia đình dành 5 phút dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa để đảm bảo không còn bọ gậy (loăng quăng), không còn sốt xuất huyết.
- Đảm bảo việc phun hóa chất diệt muỗi cần bao phủ được tất cả các hộ gia đình, tất cả các tầng, phòng trong khu vực ổ dịch.
- Trong thời điểm hiện nay, khi người bị sốt cao đột ngột 38-40 độ, nhất là ở trong vùng có người bị sốt xuất huyết dengue, cần đến bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự chữa bệnh tại nhà, nhất là đối với trường hợp trẻ nhỏ nghi nhiễm sốt xuất huyết dengue.
Link báo gốc:
Copy link
https://toquoc.vn/giai-ma-loai-muoi-vua-dang-gay-nen-con-ac-mong-dich-sot-xuat-huyet-khien-30-nguoi-tu-vong-sieu-de-ua-sach-va-thoi-gian-di-san-moi-kho-ai-ngo-toi-520221782856181.htm
-
1Một Bí thư Huyện ủy bị tống tiền, "ra giá" 100 triệu đồng
-
2Chính thức giảm một nửa thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng
-
3Thắng ngược Malaysia, U19 Việt Nam vào chung kết Giải U19 Quốc tế 2022
-
4Liên đoàn Bóng đá Indonesia thông báo bỏ ý định chia tay AFF
-
5Cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Bảy
-
6Dập tắt đám cháy cửa hàng tạp hóa gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
-
7Xử phạt 2 du thuyền 5 sao trong 'đại tiệc' CLB Giám đốc CDC miền Bắc
-
8Va chạm với ôtô chạy ngược chiều, xe máy bị tông gãy đôi
-
9Hiếp dâm thiếu nữ 17 tuổi không có khả năng tự vệ
-
10Đại án kít xét nghiệm Việt Á: Kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Y tế Trà Vinh
-
11Quan chức Nhà Trắng sửng sốt khi FBI bất ngờ khám xét nhà ông Trump
-
12Nở rộ dịch vụ cho thuê chứng chỉ hành nghề y, dược trên mạng xã hội
-
13Hàn Quốc có số ca mắc mới cao nhất trong gần 4 tháng, dòng phụ của Omicron lan mạnh tại nhiều vùng ở Trung Quốc
-
14HLV U19 Việt Nam chưa hài lòng về cầu thủ ghi bàn duy nhất vào lưới U19 Thái Lan
-
15Khẩn cấp tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ
-
16Hai xe ô tô du lịch cháy như đuốc ở Lào Cai
-
17Covid-19: Ác mộng du lịch ở Trung Quốc
-
18Quảng Nam: 17 năm tù cho con trai chém cha ruột suýt chết vì chuyện chia đất
-
19Sốc: 277 dịch bệnh có thể bùng nổ vì sai lầm khó ngờ của chúng ta
-
20Dịch Covid-19 hôm nay: Số mắc tăng vọt lên tương đương với 3 tháng trước