WHO và các chuyên gia y tế khuyến cáo cách phòng bệnh đậu mùa khỉ
Mặc dù nhận định bệnh đậu mùa khỉ vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia y tế vẫn đưa ra những cảnh báo và cách phòng căn bệnh này.
28/05/2022 19:14
Vài tuần gần đây, các chuyên gia y tế thế giới đã lên tiếng cảnh báo về các trường hợp nhiễm virus đậu mùa khỉ hiếm gặp ở châu Âu (trường hợp đầu tiên phát hiện vào ngày 13/5). Cho đến nay, bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại 16 nước trên thế giới, chủ yếu là ở châu Âu và Bắc Mỹ, với khoảng 250 ca nhiễm virus đã được báo cáo lên WHO (ngày 24/5).
Mặc dù nhận định bệnh đậu mùa khỉ vẫn nằm trong tầm kiểm soát, với số ca lây nhiễm như hiện nay, WHO và các chuyên gia y tế vẫn đưa ra những cảnh báo và cách phòng căn bệnh này.
Biểu hiện, triệu chứng
Đậu mùa khỉ là một loại bệnh do virus truyền từ động vật sang người, tương tự như bệnh thủy đậu hoặc đậu mùa.
Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ do lần đầu tiên được phát hiện trên khỉ (macaques), một loại khỉ trong một phòng thí nghiệm ở Đan Mạch vào năm 1958. Khoảng 12 năm sau (năm 1970), những trường hợp đầu tiên trên người được phát hiện ở CHDC Congo ở Tây Phi.
Các nhà khoa học cho rằng không chỉ do tiếp xúc với khỉ, căn bệnh này còn có thể lây sang người thông qua tiếp xúc gần với chuột hoặc các loài gặm nhấm khác ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara.
Kể từ đó, căn bệnh này đã lan sang các nước khác nhưng nhìn chung đã được kiểm soát ở khu vực Tây Phi (là bệnh đặc hữu). Tuy nhiên, trong vài tuần qua, số ca mắc đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Nhìn chung, bệnh đậu mùa khỉ dễ nhận biết nhất thông qua những thay đổi trên da. Biểu hiện điển hình của bệnh đậu mùa khỉ là nổi phát ban, thường bắt đầu trên mặt rồi sau đó lan sang tay chân và các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh trải qua các giai đoạn khác nhau và cuối cùng đóng vảy sau khi giai đoạn ủ bệnh của virus kết thúc.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh như nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ bắp và kiệt sức.
Các chuyên gia y tế cho rằng bệnh có xu hướng ít nghiêm trọng hơn bệnh đậu mùa. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ và khỏi trong 2-4 tuần mà không cần điều trị nhưng đôi khi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn với người có hệ miễn dịch kém.
Cách phòng tránh
Về cách phòng tránh, giới chức y tế khuyến cáo nếu phát hiện những tổn thương nhỏ, màu đỏ xuất hiện trên da, người có biểu hiện này nên liên hệ với bác sĩ hoặc cơ quan y tế địa phương để kịp thời thực hiện các xét nghiệm và truy vết nguồn tiếp xúc, lây nhiễm.
Chuyên gia của WHO tại châu Âu lưu ý cần rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ và quan hệ tình dục an toàn là những biện pháp tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ bệnh lây lan.
Ít khả năng gây ra đại dịch
Cho đến nay, các chuyên gia cho rằng rất ít khả năng virus gây bệnh đậu mùa khỉ gây ra đại dịch trên toàn thế giới như virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.
Theo giới chức y tế, khả năng lây lan bệnh đậu mùa ít hơn nhiều so với COVID-19. Hiện các nhà khoa học đã hiểu biết về cách lây lan bệnh đậu mùa khỉ và cách lây nhiễm bệnh này khác với COVID-19.
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan khi tiếp xúc rất gần, phần lớn là chạm da hoặc sờ chạm lâu vào quần áo, chăn gối, ga của người bệnh. Trong khi đó, virus gây bệnh COVID-19 rất dễ lây lan, có thể chỉ qua nói chuyện, cùng ở trong một phòng hoặc một số trường hợp hiếm gặp là sử dụng phòng mà người mắc COVID-19 đã từng ở.
Tuy nhiên các chuyên gia của WHO vẫn khuyến nghị giới chức y tế các nước cần theo dõi virus này, đồng thời không kỳ thị người mắc bệnh.
Ứng phó của các nước
Ngày 23/5, WHO tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy virus đậu mùa khỉ đã biến đổi, đồng thời nhấn mạnh căn bệnh truyền nhiễm đặc hữu ở Tây và Trung Phi này không có xu hướng đột biến.
WHO cũng cho rằng chưa cần tiêm đại trà vaccine để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ khi các biện pháp, trong đó có vệ sinh tốt và tình dục an toàn, vẫn có thể khống chế được sự lây lan của dịch bệnh.
Tuy nhiên, để ứng phó với căn bệnh hiếm gặp này, nhiều nước đã chủ động đề ra các giải pháp ngăn chặn.
Ngày 24/5, giới chức y tế Lào đang theo dõi khách du lịch để phát hiện sớm các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, nhân viên y tế sẽ kiểm tra thân nhiệt của du khách và hỏi lịch sử đi lại của họ. Những người từng đến các khu vực nguy cơ cao sẽ không được nhập cảnh Lào.
Tại Campuchia, ngày 23/5, Bộ Y tế Campuchia khuyến nghị người dân thực hiện biện pháp phòng ngừa; khuyến khích các bệnh viện và trung tâm y tế theo dõi chặt chẽ và báo cáo về bất kỳ trường hợp nào nghi ngờ có triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ; tăng cường hệ thống giám sát đối với hành khách tới Campuchia có biểu hiện mắc bệnh như sốt và nổi ban ngứa.
Một số nước như CH. Czech, Slovenia, UAE… đã có biện pháp quản lý ca mắc/nghi mắc và theo dõi người tiếp xúc gần.
Cơ quan y tế quốc gia Pháp ngày 24/5 đã đề xuất khởi động một chiến dịch tiêm chủng nhằm đối phó với dịch đậu mùa khỉ. Chính phủ Đức thông báo đang đánh giá các phương án tiêm chủng, còn ở Anh, một số nhân viên y tế đã được tiêm chủng.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết đang trong tiến trình cung cấp các liều vaccine Jynneos để ngăn ngừa đậu mùa khỉ.
>> Xem thêm: Cần làm gì khi bạn có thể bị bệnh đậu mùa khỉ?
Link báo gốc:
Copy link
https://petrotimes.vn/who-va-cac-chuyen-gia-y-te-khuyen-cao-cach-phong-benh-dau-mua-khi-652139.html
-
1Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam nói gì về vụ ‘chứng khoán Ngô Nam’?
-
2Yêu cầu người dân ký cam kết nếu không tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4, Bộ Y tế nói gì?
-
3Phạt tù 2 mẹ con cào cấu công an phường khi không được nhận tiền hỗ trợ
-
4Lo biến chủng BA.5, người dân TP HCM xếp hàng tiêm vắc-xin Covid-19
-
5Chủ quán bar mang súng đi giao lô ma túy "khủng" cho khách thì bị bắt tại trận
-
6Xét xử vụ sập giàn giáo làm 4 người chết ở phố Nguyễn Công Trứ
-
7Vụ thiếu niên bị bắn chết trên đường phố: Bắt giữ 7 người
-
8Nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 trên thế giới
-
9Nam Định: Học sinh tắm sông, mất tích ngay ở chân biển cảnh báo 'chết đuối'
-
104 người bắt "cát tặc" bị phạt tổng 35 năm tù, "cát tặc" bị phạt hành chính
-
11Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 24h tới
-
12Biến đổi khí hậu trầm trọng hơn trong năm 2022
-
13Vụ chết với nhiều vết đạn ở Biên Hòa: 2 nhóm hỗn chiến bằng súng, hung khí
-
14Kịch bản chống dịch khi biến thể phụ BA.5 xâm nhập nước ta
-
15Nắng nóng tiếp tục kéo dài, Nhật Bản yêu cầu người dân hợp tác tiết kiệm điện
-
16Từ ngày 1-7, lương tối thiểu vùng tăng 180.000 - 260.000 đồng/tháng
-
17CLIP: Nghi vấn nhóm tín dụng đen xông vào nhà cụ bà 78 tuổi đập phá
-
18Tổng thống Ukraine nêu thời điểm muốn kết thúc xung đột với Nga
-
19AFC Cup 2022: Viettel quyết tâm chiến thắng
-
20Sri Lanka đóng cửa trường học, kêu gọi làm việc tại nhà