45% học sinh học trực tuyến gặp vấn đề về sức khỏe
Kết quả dựa trên khảo sát được thực hiện bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các dấu hiệu phổ biến học sinh học trực tuyến mắc phải như mỏi mắt, đau cổ, ù tai…
18/05/2022 07:38
Báo cáo Quốc hội việc thực hiện nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, liên quan đến đánh giá tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian qua Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, qua khảo sát, đánh giá thấy khó khăn nhiều nhất mà các trường gặp phải là thiếu thiết bị cho dạy học trực tuyến (31,6%) và thiếu sự hỗ trợ kịp thời từ các tổ chức, ban ngành (29,4%).
Học sinh học trực tuyến
'Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 42,6% giáo viên gặp các vấn đề sức khỏe và 37,2% giáo viên gặp vấn đề về tâm lý... Còn học sinh thì có 45% gặp vấn đề sức khỏe khi học trực tuyến như mỏi mắt, đau cổ, ù tai…', báo cáo nêu rõ.
Ngoài ra, giáo viên ở các cấp học đều cho rằng, dạy học trực tuyến chỉ tương đối hiệu quả đối với học sinh (tỷ lệ giáo viên các cấp tiểu học, THCS, THPT đồng ý với mức độ này lần lượt là 64,4%; 65,5%; 65,1%). Trong khi tỷ lệ giáo viên các cấp tiểu học, THCS, THPT cho rằng dạy học trực tuyến không hiệu quả lần lượt là 20,9%; 19,8% và 21,2%.
Trong tình hình mới, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ chú trọng công tác tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh; tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học.
Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đặc biệt quan tâm với các em học sinh lớp 1 chưa từng tới trường, nhà trường cần: phổ biến các quy định về học tập và sinh hoạt tại trường; tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú và trạng thái thoải mái cho học sinh tới trường; tuyệt đối không được để xảy ra việc kỳ thị đối với các trường hợp bị Covid-19…
Tiếp tục tổ chức dạy học tại trường các nội dung cơ bản, cốt lõi, không gây áp lực, quá tải đối với học sinh; tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến khác nhau ngay trong nội dung dạy học chính khóa.
Liên quan đến công tác biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa theo quy định trong năm 2022, người đứng đầu Bộ GD&ĐT cho hay, Bộ đã tổ chức thẩm định, phê duyệt cho phép sử dụng 40 bản mẫu sách giáo khoa lớp 7; 60 bản mẫu sách giáo khoa lớp 10; 43 bản mẫu sách giáo khoa lớp 3… Các tổ chức, cá nhân tiếp tục tham gia quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định.
Thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa cũng đã được lựa chọn chặt chẽ hơn.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT thừa nhận một số bộ sách giáo khoa ban hành vẫn còn 'sạn' gây ra dư luận không tốt. Đơn cử khi ban hành sách vẫn còn tình trạng sách vẫn có một số ngữ liệu học âm, học vần chưa thật phù hợp với học sinh lớp 1; một số nội dung, ngữ liệu, hình ảnh chưa phù hợp, cần chỉnh sửa, hoàn thiện trong các sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GD&ĐT cam kết, thời gian tới, ngành này sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định, đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị sách theo đúng lộ trình; lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách.
>> Xem thêm: Học và thi: Từ trực tuyến đến trực tiếp
Link báo gốc:
Copy link
https://petrotimes.vn/45-hoc-sinh-hoc-truc-tuyen-gap-van-de-ve-suc-khoe-651120.html
-
1Thi tốt nghiệp THPT 2022: Lập phương án vận chuyển đề thi bằng cano
-
2Đề thi tốt nghiệp THPT được in và chuyển đến các địa phương thế nào?
-
3Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Tăng cường các giải pháp chống gian lận
-
4Những điểm mới của kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022
-
5Đêm chung kết cuộc thi âm nhạc Soul Of Melody: Những cung bậc cảm xúc thăng hoa
-
6Sinh viên ứng phó 'bão giá': Tăng cường săn sale và chia tay thú vui cà phê, cơm hàng
-
7TP HCM đặt hàng Đại học Quốc gia TP HCM đào tạo nhân lực cao
-
8'Nước rút' trước kỳ thi tốt nghiệp: Cẩn trọng luyện đề trên mạng
-
9Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 chính thức
-
10Không để sơ suất nhỏ gây hậu quả lớn tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
-
11Bộ GD&ĐT đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS cả nước
-
12Về quê 1 tháng, nam sinh trở lại phòng trọ tá hoả vì quên tắt điều hòa: Tiền điện sẽ thế nào đây!
-
13Sĩ tử, phụ huynh dâng hương tại Văn Miếu trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
-
1417 trường Việt Nam lọt top đại học có thành tựu học thuật tốt nhất thế giới
-
15Lớp học 'chơi lớn': Mang nguyên chiếc xe máy lên tầng 2 làm lễ bàn giao cho thầy chủ nhiệm
-
16Thầy trò Binz, Gonzo đốn tim sinh viên ĐH FPT bằng loạt 'siêu phẩm' làm mưa làm gió làng rap
-
17Loay hoay giảm ‘gánh nặng’ sách giáo khoa
-
18Gặp thầy giáo chủ nhiệm được học trò tổ chức 'lễ bàn giao xe' gây bão mạng xã hội
-
19Nam sinh viên chết giữa đường trong Đại học Quốc gia TP.HCM
-
20Đường lên đỉnh Olympia 22: Khán giả tiếc 'hùi hụi' vì hotboy Quảng Trị lỡ mất vòng nguyệt quế