Đây là ngôi trường cấp 3 đẹp như tranh vẽ, chất lượng dạy học cực đỉnh, mỗi lần xuất hiện ở 'Đường lên đỉnh Olympia' đều khiến các tỉnh khác e dè
Ngôi trường này không chỉ là nơi học tập mà còn là địa điểm tham quan nổi tiếng.
23/02/2021 14:40
Ngôi trường cổ kính, có lịch sử hơn 1 thế kỷ
Trường Quốc Học (thường gọi là Quốc Học hay Quốc Học - Huế; tên chính thức hiện nay: Trường Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học) là một ngôi trường nổi tiếng ở Huế. Trường được thành lập năm 1896 và là một trong 3 trường THPT lâu đời nhất tại Việt Nam.
Ban đầu trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất. Sau này khi tu sửa, nâng cấp, người ta chọn lối kiến trúc đương thời của Pháp vào đầu thế kỷ 20. Những dãy nhà tranh được phá bỏ thay thế vào đó là hai dãy nhà lầu xây gạch, lợp ngói kiên cố theo kiểu Tây Âu.
Nhìn từ bên ngoài, Quốc Học - Huế nổi bần bật vì cổng trường được xây bằng gạch màu đỏ sậm.
Chính vì thế mà giờ đây ngôi trường có nét cổ kính mang hơi hướng châu Âu rất đặc trưng ở xứ Huế. Nhìn từ bên ngoài, Quốc Học - Huế nổi bần bật vì cổng trường được xây bằng gạch màu đỏ sậm.
Bên trong trường, nhiều dãy phòng học vẫn mang đậm kiến trúc đặc trưng Pháp với màu sắc, các hoa văn, họa tiết trang trí, cửa chính cũng như những ô cửa phụ. Những cầu thang bằng gỗ kết hợp với bê tông dẫn lên các dãy nhà vẫn còn nguyên hiện trạng, tạo nên nét riêng biệt cho ngôi trường.
Phong cảnh bên trong trường đẹp như một bức tranh: Trầm buồn và lãng mạn!
Đến những bậc cầu thang cũng mang nét cổ kính đặc trưng.
Giữa sân trường được đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay đã được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù là trường cổ nhưng trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường luôn được nâng cấp để phụ vụ nhu cầu học tập, hoạt động của học sinh. Hiện tại trường có khu thi đấu thể thao đa năng, hồ bơi,... dành cho học sinh.
Giữa sân trường được đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay đã được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, những dãy nhà mới cũng được xây dựng thêm. Dù vậy những cái mới không hề làm ảnh hưởng đến cái cũ mà kết hợp hài hoà. Nhìn tổng thể, trường Quốc học - Huế vẫn đẹp như một bức tranh, cổ kính và mang một nét trầm buồn, sâu lắng riêng của Huế.
Cũng vì vậy mà trường không chỉ là nơi học tập mà còn là địa điểm tham quan. Nhiều du khách khi đến Huế đều dành thời gian ghé thăm trường để được 1 lần đắm chìm trong không gian lịch sử hơn 100 năm.
Một góc rất thơ của trường.
Quốc học - Huế đẹp đến nao lòng.
Chất lượng giảng dạy thuộc tốp đầu cả nước
Quốc học - Huế chính là nơi mà rất nhiều nhân vật nổi tiếng của Việt Nam trong các lĩnh vực từ chính trị, y học, văn học, âm nhạc, hội hoạ, giáo dục,... đã theo học. Năm 1908, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng theo học tại đây và được xem là một trong 10 học sinh giỏi nhất của trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại trường Quốc học (niên khoá 1908-1909).
Trải qua 125 năm, chất lượng giảng dạy của trường Quốc học - Huế không ngừng được nâng cao và luôn lọt tốp đầu cả nước. Những năm qua, học sinh của trường đoạt giải cao trong nhiều kỳ thi Toán, Sinh học, Tin học trong nước và quốc tế.
Đặc biệt tại sân chơi Đường lên đỉnh Olympia, học sinh của trường ghi ấn tượng mạnh và luôn khiến học sinh các tỉnh khác phải e dè mỗi khi đối đầu. Đến nay, học sinh của trường đạt 2 giải Nhất chung kết năm (Hồ Ngọc Hân, Hồ Đắc Thanh Chương); 2 giải Nhì chung kết năm (Nguyễn Nguyễn Thái Bảo, Thái Ngọc Huy), một giải ba chung kết năm (Nguyễn Mạnh Tấn). Ngoài ra học sinh Quốc học - Huế còn đạt nhiều giải nhất, nhì tuần, tháng, quý.
Được biết, Quốc học - Huế là trường có số lượng thí sinh vô địch chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia nhiều nhất, cũng như có nhiều thí sinh lọt vào chung kết nhất (tính đến năm 2020).
Link báo gốc:
Copy link
http://toquoc.vn/day-la-ngoi-truong-cap-3-dep-nhu-tranh-ve-chat-luong-day-hoc-cuc-dinh-moi-lan-xuat-hien-o-duong-len-dinh-olympia-deu-khien-cac-tinh-khac-e-de-2220212321130584.htm
-
1NÓNG: Hà Nội vừa có thông báo chính thức về lịch trở lại trường của học sinh, sinh viên toàn thành phố
-
2Đăng ảnh dự thi ‘tấu hài’ cùng với châm ngôn 'chất hơn nước cất', nam sinh chiếm trọn sportlight
-
3Tâm sự của người mẹ khi giúp con học online: Quên tắt mic khi người quen đến chơi làm cả nhà một phen rối ren
-
4‘Đặc sản’ gái xinh trường người ta khi chụp cận mặt: ngũ quan sắc sảo, thần thái đỉnh cao
-
5THPT chuyên Sư phạm Hà Nội tuyển 305 chỉ tiêu lớp 10, nhận hồ sơ từ 5/4
-
6Cập nhật ngay danh sách các trường Đại học tiếp tục cho sinh viên học online
-
7Xuất hiện vài giây trên VTV, nữ sinh vùng cao Thanh Hóa khiến dân tình kháo nhau 'lên núi học thôi'
-
8Ngắm những bộ ảnh 'gửi thanh xuân' nhiều cảm xúc của học sinh THPT
-
9Dở khóc dở cười câu chuyện học online ở cấp mầm non
-
10Nam sinh Quảng Ngãi tự nhận mình 'rất đẹp trai', bứt phá ngoạn mục để trở thành quán quân Olympia
-
11Trường nhà người ta: Tặng iPhone 12 Pro Max và AirPods làm quà cho tất cả sinh viên năm nhất
-
12Lý do gì khiến các bậc phụ huynh Trung Quốc muốn cho con đi du học từ nhỏ?
-
13'Anh ơi mùa xuân đến rồi đó/Nó ở trường luôn đến chiều về': Hàng loạt tâm trạng mừng rớt nước mắt của hội phụ huynh khi con sắp trở lại trường
-
14Thừa Thiên - Huế bắt đầu xét nghiệm sàng lọc cho sinh viên trở lại học tập
-
15Dự kiến tháng 3 sẽ công bố bộ đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT
-
16Học online mà thấy con nhởn nhơ phải kiểm tra ngay lập tức, rất có thể con đang áp dụng 'quái chiêu' này để qua mặt thầy cô
-
1761/63 địa phương dự kiến cho học sinh trở lại trường học vào tuần tới
-
18Cậu bé 7 tuổi trèo ra rìa ban công tầng 11 khiến ai nấy sợ hơn xem phim kinh dị, nguyên nhân hành động này cảnh báo cách dạy con của bố mẹ
-
19Bỗng dưng nhận tin nhắn của nhà trường, học sinh đọc xong tái mặt, phụ huynh đang chuẩn bị roi thì 1 tin nhắn khác đến khiến cả nhà vỡ òa
-
20Hà Nội: Đề xuất phân luồng học sinh, không cho quay trở lại trường đồng loạt