Hình ảnh học sinh với 3 chiếc cặp sách khác nhau, chiếc cặp cuối cùng khiến nhiều người rơi nước mắt
3 chiếc cặp đại diện cho 3 số phận khác nhau của những đứa trẻ. Tuy nhiên, chiếc cặp lành lặn nhất lại khiến nhiều người phải suy ngẫm nhất.
25/05/2022 11:02
Mới đây, một số cư dân mạng Trung Quốc bắt đầu thảo luận về việc chia sẻ một bức ảnh cảm động mà họ nhìn thấy. Trong số đó, một cư dân mạng đã tung ra hình ảnh một đứa trẻ đang xách một chiếc bao tải.
Theo cư dân mạng này, do điều kiện gia đình của cháu bé quá nghèo, bố mẹ thậm chí không có tiền mua cho con một chiếc cặp sách tử tế nên đã phải dùng dây gai để đan cho con một chiếc ba lô độc đáo như vậy.
Chiếc cặp đầu tiên khiến nhiều người xót xa cho cậu bé nghèo.
Ngay sau đó, bức ảnh này đã thu hút chú ý và bàn luận của rất nhiều cư dân mạng. Có người còn đưa ra bức ảnh chụp từ Campuchia dưới phần bình luận. Trong ảnh, đứa trẻ đang mang chiếc cặp màu xanh da trời. Tuy chiếc cặp này đã tươm tất hơn chiếc cặp của cậu bé bên trên nhưng nó cũng là chiếc cặp thủ công. Cậu bé cũng sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chiếc ba lô màu xanh là do bố mẹ tự làm.
Chiếc cặp thứ hai là hình ảnh của cậu bé đến từ Campuchia. Mặc dù chỉ là chiếc cặp tự đan nhưng thể hiện tình cảm lớn mà cha mẹ dành cho cậu bé.
Đúng lúc cư dân mạng đang chìm đắm trong những cảm xúc xúc động thì bất ngờ một cư dân mạng nổi tiếng lại tung ra một bức ảnh khác. Trong ảnh, mặc dù đứa trẻ đang mang một chiếc cặp bình thường, thậm chí là đẹp hơn hẳn hai chiếc cặp còn lại nhưng chiếc cặp này rất lớn và căng phồng. Chỉ cần nhìn qua ảnh là đủ biết trọng lượng của nó nặng như thế nào. Bức ảnh này nhanh chóng làm dậy sóng cư dân mạng, thậm chí có người còn đùa rằng: 'Bức ảnh này thực sự khiến tôi rơi nước mắt'.
Lý do khiến bức ảnh đứa trẻ mang cặp sách nặng nề này thu hút sự bàn luận và chế giễu từ cư dân mạng bởi nó đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của chuẩn mực xã hội ngày nay. Niềm hy vọng của cha mẹ rằng con mình sẽ trở thành ông nọ bà kia không biến thành sức mạnh thúc đẩy đứa trẻ không ngừng tiến bộ mà thay vào đó, nó trở thành áp lực đè lên lưng đứa trẻ, khiến đứa trẻ bị choáng ngợp.
Chiếc cặp thứ 3 tuy là chiếc cặp đẹp nhất nhưng cũng nặng nề và áp lực nhất.
Là cha mẹ, ai cũng mong con cái mình có thể học hành thành tài. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không nắm bắt tốt phương pháp và cứ mù quáng cho con học cái này, cái kia thì sẽ chỉ làm tăng thêm áp lực cho trẻ và khiến trẻ không thể đứng vững cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Vậy cha mẹ nên làm gì để có thể giáo dục con tốt hơn?
Tôn trọng mong muốn của trẻ
Khi cha mẹ đưa ra định hướng tương lai cho con thì trước hết cần xem xét và tôn trọng mong muốn của con. Chỉ khi đứa trẻ được làm đúng theo năng lực và sở thích của bản thân thì mới có thể phát triển toàn diện. Ngược lại nếu cha mẹ chỉ khăng khăng bắt con làm theo ý mình thì không những không có hiệu quả mà còn tạo áp lực lớn và khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình.
Khuyến khích trẻ
Trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ không thể tránh khỏi những khó khăn và thử thách. Để vượt qua những khoảng thời gian này một cách suôn sẻ, cha mẹ hãy động viên và khẳng định con đúng lúc. Cha mẹ là tấm gương cho sự trưởng thành của trẻ, sự khẳng định của cha mẹ đối với con cái có thể tạo cho trẻ niềm tin và động lực, giúp trẻ vượt qua những khó khăn khác nhau trong cuộc sống và học tập.
Link báo gốc:
Copy link
https://nhipsong.vtc.vn/hinh-anh-3-dua-tre-voi-3-chiec-cap-sach-khac-nhau-chiec-cap-cuoi-cung-khien-nhieu-nguoi-roi-nuoc-mat-av3074538.html
-
1Thi tốt nghiệp THPT 2022: Lập phương án vận chuyển đề thi bằng cano
-
2Trạm yêu thương: Thầy giáo 8X đi xe lăn truyền cảm hứng cho các em nhỏ
-
3Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Tăng cường các giải pháp chống gian lận
-
4Áp lực tuyển sinh đầu cấp ở TP Hồ Chí Minh
-
5TP.HCM yêu cầu trường học không được ép buộc phụ huynh mua sách tham khảo
-
6Quận 1- TP HCM công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp
-
7Bé trai 3 tuổi bị rơi từ tầng 5 chung cư may mắn thoát nạn, camera giám sát tiết lộ chi tiết gây sốc về hung thủ
-
8TP HCM đặt hàng Đại học Quốc gia TP HCM đào tạo nhân lực cao
-
9'Nước rút' trước kỳ thi tốt nghiệp: Cẩn trọng luyện đề trên mạng
-
10Không để sơ suất nhỏ gây hậu quả lớn tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
-
11Thi tốt nghiệp THPT 2022: 4 điều thí sinh cần đặc biệt LƯU Ý để tránh bị kỷ luật tại phòng thi
-
12Cháu gái là "học bá" bất ngờ trượt đại học, ông nội nằng nặc xin phúc khảo: Nhìn tờ giấy thi, ông bật khóc ngay tại chỗ
-
13Nam sinh bị điều tra vì 2 lần thi đỗ đại học danh tiếng vẫn từ chối nhập học
-
14Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022: Các địa phương sẵn sàng trước giờ 'G'
-
15Thầy giáo tự chế tạo xe năng lượng mặt trời: 'Tôi đã có thể trở thành Elon Musk của Ấn Độ'
-
16Con trai bị đuổi học, người mẹ vừa khóc vừa quỳ trước cổng trường, thái độ của người con mới bất ngờ
-
17Lớp học 'chơi lớn': Mang nguyên chiếc xe máy lên tầng 2 làm lễ bàn giao cho thầy chủ nhiệm
-
18Loay hoay giảm ‘gánh nặng’ sách giáo khoa
-
19Cổ và ngực bé trai 6 tuổi biến dạng vẹo lệch, đối diện nhiều nguy cơ, không thể ngồi vào bàn học
-
20Xót xa nam sinh để lại thư tuyệt mệnh, dằn vặt chuyện nợ môn