Tốt nghiệp ra trường làm lao công, cô gái đăng đàn tâm sự khiến cộng đồng mạng dậy sóng
Ra trường làm lao công với mức lương 5 triệu/tháng, cô gái than thở tưởng được cộng đồng mạng cảm thông nhưng cái kết lại quá bất ngờ.
22/02/2021 15:18
Sau khi tốt nghiệp đại học được hơn 2 năm, cô gái bất ngờ đăng tải dòng chia sẻ về cuộc sống khó khăn khi phải làm lao công, thức giấc từ 4h sáng làm tới tận đêm mà lương chỉ vỏn vẹn 5 triệu/ tháng lên trang confession của trường khiến hội sinh viên tranh luận căng thẳng.
Theo đó, cô gái học tại một trường đào tạo hàng đầu về khoa học xã hội tại Hà Nội ở khóa K59. Sau khi tốt nghiệp, cô đã nhiều lần tìm kiếm cho mình công việc phù hợp nhưng đi nhiều nơi đều nhận câu trả lời từ chối vì ngành học hoặc chuyên môn không phù hợp.
Bài viết sau khi được đăng tải đã nhận không ít những ý kiến trái chiều đến từ các sinh viên, cựu sinh viên của trường. Phần đa cho rằng nữ cử nhân có vẻ chưa biết cách bổ sung kiến thức và kỹ năng, phần nhỏ bày tỏ cảm thông.
Cụ thể confession đó như sau:
‘Mình là cựu sinh viên trường Nhân văn. Tốt nghiệp K59, đã làm lao công được hơn nửa năm nay.
Ngày ấy, mình là một sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, cũng muốn tìm cho mình một công việc lí tưởng, phù hợp với chuyên ngành, thế mà loay hoay mãi chưa tìm được việc. Cũng rải CV cả chục chỗ, mỗi lần chuông điện thoại reo là mừng vì tưởng đã được gọi đến phỏng vấn nhưng đáp lại chỉ bằng những sự từ chối thẳng thừng, lí do đưa ra nhiều nhất là phía công ty anh/chị chỉ tuyển các trường kinh tế, bằng cấp của em chưa phù hợp.
Áp lực đè nặng đến suýt gục ngã, mình không dám đối diện với việc bản thân là đã thất nghiệp. Nhưng vì miếng cơm manh áo, cuối cùng cũng đành cắn rơm cắn cỏ đi làm công nhân vệ sinh môi trường.
Mỗi ngày bắt đầu công việc từ 5h sáng đến tận đêm khuya. Cũng có lúc là 2-3h sáng khi mà xe chuyển gặp sự cố hoặc là gặp những ngày mưa bão. Đường Láng là cung đường gắn với mình từ ngày bắt đầu công việc.
Mỗi ngày Thủ đô thải ra vô vàn tấn rác mỗi loại. Vẫn biết quét và thu gom rác là nghề vất vả nhưng ra trường thất nghiệp, mình cũng đành chấp nhận. Hồi mới vào làm hơi chậm vì nhiều rác lại mệt. Các bác đồng nghiệp làm trước chỉ cách làm, chỉ cách quét, đoạn này quét thế nào, đoạn kia quét ra sao. Dần dần cũng quen, tự làm được.
Mới lập gia đình và có con nhỏ, chồng lại đi làm xa nên mọi chi tiêu trong gia đình đều dựa vào đồng lương ít ỏi 5 triệu đồng/ tháng và thêm 20.000 đồng cho mỗi ca độc hại. Đó là lí do mình bám trụ với nghề.
Khi thành phố chìm trong giấc ngủ, thì những chiếc chổi được ngơi nghỉ thì ca làm việc cũng kết thúc. Khi đó bữa tối cũng bắt đầu. Khi thi hộp xôi, khi thì chiếc bánh mì tạm bợ qua loa chống đói.
Dường như đã quen với giờ giấc đi làm của nên đứa con mình vẫn chưa ngủ để đợi mẹ về. Công việc cực nhọc nặng nề, thời gian khác với mọi người. Hơn thế nữa phải thường xuyên tiếp xúc với rác thải độc hại, các chất trong điều kiện không an toàn nên nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp là rất cao. Nhưng có lẽ vừa là công việc mưu sinh, vừa là trách nhiệm nên cũng đành phải chấp nhận đối mặt với những nguy hiểm đó hàng ngày.
Thay vì chăm chăm vào việc “học chữ”, học kiến thức, mình nghĩ các bạn sinh viên Nhân văn cũng cần phải năng động, tự định vị được giá trị của bản thân và biết mình ở đâu so với các trường đại học khác ở Hà Nội để cố gắng vươn lên, trang bị cho mình nền tảng tư duy, kĩ năng và thái độ đúng đắn để có thể thích ứng với cuộc sống vốn đầy áp lực, biến động và bất định bên ngoài cánh cửa trường đại học. Khi đó, mới mong bớt đi những bạn trẻ như mình phải ngậm ngùi xếp xó tấm bằng đại học để vật lộn trong cuộc mưu sinh cực nhọc hàng ngày!".
Bạn Đoàn Công bình luận. ‘Mình cũng K59 như bạn, mình thấy để có được một công việc ổn định thì sinh viên luôn cần phải có đầy đủ 3 yếu tố: kỹ năng, thái độ và kiến thức'.
‘Công nhân vệ sinh môi trường chẳng có gì xấu cả, nghề nào cũng cao quý, cũng đóng góp cho xã hội. Nếu em chọn nghề quét rác vì đam mê và mong muốn làm sạch đẹp đô thị thì rất nể phục em, hơi tiếc là bố mẹ em và bản thân em đã không làm tốt việc định hướng tương lai nên phí mất 4 năm đi học thôi.', Huy Khôi nêu ý kiến.
‘Mình K57 tốt nghiệp giờ cũng không biết để bằng đâu, làm một nghề hoàn toàn khác với ngành học. Ban đầu mới ra trường đi làm lễ tân phòng tập, lễ tân spa, rồi làm hành chính lễ tân cho một công ty gia đình và giờ làm hành chính nhân sự của một công ty khá lớn. Không gì là không thể bạn ạ, mọi nỗ lực đều được đền đáp xứng đáng. Bạn có năng lực, có kiến thức chẳng qua thời chưa tới thôi. Chúc bạn thành công', bạn Thu Chính đưa ra quan điểm.
Một ý kiến đồng cảm của bạn Ma Đình Huynh: ‘Mặc dù chia sẻ của chị ít nhiều đem lại tiêu cực nhưng vẫn có sự tích cực với những câu kết bài cũng bài học là chính là bản thân mình. Nên mong các bạn sẽ thấy điều tích cực mà chị truyền tải. Có câu này rất hay: Con người không phải là sản phẩm của hoàn cảnh mà là chủ thể tạo ra hoàn cảnh.
Vì thế chúc chị trở thành người giỏi nhất và hạnh phúc nhất với lựa chọn của mình nhé'.
Thực ra học ngành nào, trường nào cũng không quan trọng bằng việc bạn tự cố gắng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, học thêm ngoại ngữ và ứng tuyển vào vị trí phù hợp theo ngành mình học có thể đáp ứng. Còn ý kiến của bạn thì sao?
Link báo gốc:
Copy link
http://gioitre.baodatviet.vn/tot-nghiep-ra-truong-lam-lao-cong-con-gai-dang-dan-chia-se-khien-cong-dong-mang-day-song-2076036.html
-
1NÓNG: Hà Nội vừa có thông báo chính thức về lịch trở lại trường của học sinh, sinh viên toàn thành phố
-
2Đăng ảnh dự thi ‘tấu hài’ cùng với châm ngôn 'chất hơn nước cất', nam sinh chiếm trọn sportlight
-
3Tâm sự của người mẹ khi giúp con học online: Quên tắt mic khi người quen đến chơi làm cả nhà một phen rối ren
-
4‘Đặc sản’ gái xinh trường người ta khi chụp cận mặt: ngũ quan sắc sảo, thần thái đỉnh cao
-
5THPT chuyên Sư phạm Hà Nội tuyển 305 chỉ tiêu lớp 10, nhận hồ sơ từ 5/4
-
6Cập nhật ngay danh sách các trường Đại học tiếp tục cho sinh viên học online
-
7Xuất hiện vài giây trên VTV, nữ sinh vùng cao Thanh Hóa khiến dân tình kháo nhau 'lên núi học thôi'
-
8Ngắm những bộ ảnh 'gửi thanh xuân' nhiều cảm xúc của học sinh THPT
-
9Dở khóc dở cười câu chuyện học online ở cấp mầm non
-
10Nam sinh Quảng Ngãi tự nhận mình 'rất đẹp trai', bứt phá ngoạn mục để trở thành quán quân Olympia
-
11Trường nhà người ta: Tặng iPhone 12 Pro Max và AirPods làm quà cho tất cả sinh viên năm nhất
-
12Lý do gì khiến các bậc phụ huynh Trung Quốc muốn cho con đi du học từ nhỏ?
-
13'Anh ơi mùa xuân đến rồi đó/Nó ở trường luôn đến chiều về': Hàng loạt tâm trạng mừng rớt nước mắt của hội phụ huynh khi con sắp trở lại trường
-
14Thừa Thiên - Huế bắt đầu xét nghiệm sàng lọc cho sinh viên trở lại học tập
-
15Dự kiến tháng 3 sẽ công bố bộ đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT
-
16Học online mà thấy con nhởn nhơ phải kiểm tra ngay lập tức, rất có thể con đang áp dụng 'quái chiêu' này để qua mặt thầy cô
-
1761/63 địa phương dự kiến cho học sinh trở lại trường học vào tuần tới
-
18Cậu bé 7 tuổi trèo ra rìa ban công tầng 11 khiến ai nấy sợ hơn xem phim kinh dị, nguyên nhân hành động này cảnh báo cách dạy con của bố mẹ
-
19Bỗng dưng nhận tin nhắn của nhà trường, học sinh đọc xong tái mặt, phụ huynh đang chuẩn bị roi thì 1 tin nhắn khác đến khiến cả nhà vỡ òa
-
20Hà Nội: Đề xuất phân luồng học sinh, không cho quay trở lại trường đồng loạt